Bảng Quy Đổi Đơn Vị Đo Nhiệt Độ – °C, °De, °F, °N, °Ra, °R, °Ro, °K

don-vi-do-nhiet-do-la-mot-bien-phap-bieu-thi-cho-gia-tri-cua-nhiet-do-1 Bảng Quy Đổi Đơn Vị Đo Nhiệt Độ - °C, °De, °F, °N, °Ra, °R, °Ro, °K

 

Nhiệt độ là một tính chất vật lý quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Để đo lường nhiệt độ, nhiều đơn vị được sử dụng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đơn vị chính thường được sử dụng là độ Celsius (°C). Dưới đây là một số đơn vị đo nhiệt độ phổ biến và cách chuyển đổi giữa chúng

Đơn Vị Đo Nhiệt Độ Là Gì ?

Đơn vị đo nhiệt độ là một biện pháp biểu thị cho giá trị của nhiệt độ (tính chất nóng – lạnh). Mỗi đơn vị đo nhiệt độ là biểu hiện cho một hệ thống phương pháp quy đổi, tính toán giá trị của nhiệt độ, hay thường được gọi là thang đo. Thiết bị đo đạc nhiệt độ gọi là nhiệt kế(một số có thể gọi là đồng hồ đo nhiệt độ)

Các trị số của nhiệt độ ở các đơn vị đo khác nhau thì chúng khác nhau khi cùng một giá trị nhiệt độ đồng nhất. Vì vậy, hệ thống các đơn vị đo hình thành các công thức, bảng chuyển đổi trị số nhiệt độ giữa các đơn vị đo. Ví dụ: 1°F = 17,22°C theo công thức: °F=(°C×1,8)+32.

Vậy, hiện nay có những đơn vị đo nhiệt độ nào thường được sử dụng ?

 

Các Đơn Vị Đo Nhiệt Độ Phổ Biển

Dưới đây là một số đơn vị đo nhiệt độ phổ biến và thông dụng trên thế giới:

  1. Độ Celsius (°C): Đây là đơn vị phổ biến và thường được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nước đá đóng ở 0°C và nước sôi ở 100°C dưới áp suất không khí tiêu chuẩn.

  2. Độ Fahrenheit (°F): Đơn vị này thường được sử dụng ở một số quốc gia như Hoa Kỳ và Belize. Nước đóng ở 32°F và nước sôi ở 212°F dưới áp suất không khí tiêu chuẩn.

  3. Độ Kelvin (K): Đơn vị này là đơn vị chính thức trong Hệ thống đo lường quốc tế (SI). 0K tương đương với tuyệt đối không (nơi mà các phân tử hoặc nguyên tử không còn chuyển động).

  4. Độ Rankine (°Ra): Đơn vị này được sử dụng trong hệ thống đo lường nhiệt độ của Hoa Kỳ và một số ứng dụng kỹ thuật khác. Có quan hệ với độ Fahrenheit bởi công thức °Ra=°F+459.67.

  5. Độ Réaumur (°Re): Một đơn vị nhiệt độ lịch sử thường sử dụng tại châu Âu. Có quan hệ với độ Celsius bởi công thức °Re=0.8×°C.

Các đơn vị đo nhiệt độ khác như Độ Delisle, Độ Newton, Độ Romer, và nhiều đơn vị khác cũng đã được phát triển và sử dụng trong một số ứng dụng đặc biệt. Tùy thuộc vào khu vực và ngành công nghiệp, một số đơn vị có thể được ưa chuộng hơn so với các đơn vị khác.

don-vi-do-nhiet-do-la-mot-bien-phap-bieu-thi-cho-gia-tri-cua-nhiet-do Bảng Quy Đổi Đơn Vị Đo Nhiệt Độ - °C, °De, °F, °N, °Ra, °R, °Ro, °K

Đơn vị đo nhiệt độ Celsius (°C)

Đơn vị đo nhiệt độ Celsius còn được gọi là đơn vị đo bách phân. Tên đơn vị đo này được đặt theo tên nhà thiên văn học người Thụy Điển – người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo nhiệt độ đóng băng – nhiệt độ sôi của nước: Anders Celsius(1701 – 1744). Cụ thể, ông căn cứ mốc nhiệt độ ở hai trạng thái của nước: nhiệt độ đóng băng bằng 0 và nhiệt độ sôi là 100 để đưa ra thang đo. Hệ thống đo nhiệt độ này được chính thức đưa ra năm 1742.

Hai năm sau, nhà khoa học Carolus Linnaeus đã đưa ra luận điểm đảo ngược lại giá trị (0 độ là nhiệt độ sôi, 100 độ là nhiệt độ đóng băng). Hệ thống này được gọi là Centigrade – bách phân. Tuy nhiên, luận điểm này không được sử dụng, thay vào đó người ta áp dụng cả thuật ngữ bách phân vào cho hệ thống thang đo của Celsius.

Hiện nay, rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng đơn vị đo °C và hệ thống thang đo Celsius. Việt Nam chung ta cũng là một trong các quốc gia sử dụng đơn vị đo này làm tiêu chuẩn. Tại sao đơn vị đo nhiệt độ Celsius này lại phổ biến đến vậy? Điều này được lý giải rất đơn giản. Luận điểm sử dụng hai mốc giá trị nhiệt độ 0 và 100(số bách phân) để phát triển. Các giá trị nhiệt độ có giá trị nhỏ, dễ nhớ, và có độ chính xác cao.

Đơn vị đo nhiệt độ Fahrenheit (°F)

Đơn vị °F và thang đo nhiệt độ Fahrenheit được ứng dụng khá phổ biến ở Mỹ và một số quốc gia sử dụng Tiếng Anh khác. Đơn vị đo và hệ thống đo nhiệt độ Fahrenheit được đặt theo tên của nhà Vật lý người Đức: Daniel Gabriel Fahrenheit (1686–1736).

Hệ thống thang đo dựa trên phân tích nhiệt động lực học. Khi được áp dụng theo Celsius gán mốc nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước lần lượt là: 32°F và 212°F. Như vậy, công thức chuyển đổi giữa đơn vị đo °F và °C được đưa ra là: °F=(°C×1,8)+32 hay °C=(°F-32)/1,8.

Đơn vị đo nhiệt độ Kelvin (°K)

Một trong những đơn vị đo chúng ta thường nghe nói đến nữa là °K. Nhiệt độ được đánh giá trị số thông qua hệ đo lường Kelvin được gọi là nhiệt độ tuyệt đối. Điều này không có nghĩa giá trị đo đạc được là chính xác tuyệt đối. Sở dĩ được gọi như vậy bởi 0°K là nhiệt độ thấp nhất mà vật chất có thể đạt tới. Theo nhận định, tại nhiệt độ này mọi chuyển động nhiệt đều dừng lại.

Trong hệ thống thang đo Kelvin, mốc nhiệt độ đóng băng và sôi của nước tại 273,16°K, 373.16°K. Như vậy, mỗi 1°K có giá trị bằng 1 °C. Điều khác biệt duy nhất là mốc quy đổi có sự khác nhau.

Trong thực tế đời thường chúng ta rất ít thấy sự suất hiện của thang đo Kelvin. Chúng chỉ thường được áp dụng trong một số lĩnh vực về vật lý nhiệt học hoặc nhiệt động lực học.

Đơn vị đo nhiệt độ Newton (°N)

Đây là một đơn vị đo, hệ thống thang đo nhiệt độ được phát minh bởi Isaac Newton. Newton là một nhà khoa học đại tài, nổi tiếng ở các lĩnh vực thiên văn, vật lý, toán học, giả kim,… Căn cứ theo mốc nhiệt độ đóng băng và sôi của nước, thang đo Newton có nhiệt độ đóng băng của nước là 0 °N và nhiệt độ sôi là 33°N.

Hệ thống đơn vị đo nhiệt độ Newton được phát minh khoảng năm 1700, nhưng lại không được ứng dụng nhiều trong thực tại hiện nay. Người ta nhắc đến nó như một đóng góp của Newton cho nhân loại.

Trên đây là một số đơn vị đo nhiệt độ và các trị số nhiệt độ của từng đơn vị đo theo mốc nhiệt độ đóng băng và sôi của nước. Nếu bạn để ý, chúng tôi đã không đưa ra toàn bộ những đơn vị đo. Những hệ thống thang đo nhiệt độ không được phân tích tìm hiểu là những đơn vị không còn được ứng dụng trong xã hội thực tại. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ tiếp tục bài viết với “cách quy đổi các đơn vị đo nhiệt độ”.

don-vi-do-nhiet-do-la-mot-bien-phap-bieu-thi-cho-gia-tri-cua-nhiet-do-2 Bảng Quy Đổi Đơn Vị Đo Nhiệt Độ - °C, °De, °F, °N, °Ra, °R, °Ro, °K

Cách Quy Đổi Các Đơn Vị Đo Nhiệt Độ

Các đơn vị đo nhiệt độ như Celsius (°C), Fahrenheit (°F), và Kelvin (K) thường được chuyển đổi lẫn nhau bằng các công thức cơ bản. Dưới đây là một số công thức quy đổi phổ biến:

  1. Từ Celsius (°C) sang Fahrenheit (°F): °F=(°C×1.8)+32

  2. Từ Fahrenheit (°F) sang Celsius (°C): °C=(°F−32)÷1.8

  3. Từ Celsius (°C) sang Kelvin (K): K=°C+273.15

  4. Từ Kelvin (K) sang Celsius (°C): °C=K−273.15

 

Bảng Quy Đổi Nhiệt Độ

  Dấu khí (Gk) Độ Rømer (°Rø) Reaumur (°Ré) Độ Newton (°N) Delisle (°D) Rankine (°Ra) Kelvin (K) Độ F (°F) Độ C (°C)
Dấu khí (Gk) 1 77.375 108.0 44.55 -52.5 734.67 408.15 275.0 135
Độ Rømer (°Rø) -9.391 1 -9.90476 -4.08571 168.57 520.81 260.77 9.71 -12.38
Reaumur (°Ré) -8.55357 8.15625 1 0.4125 148.125 493.92 274.4 34.25 1.25
Độ Newton (°N) -8.42641 9.09091 2.42424 1 145.45455 497.12 276.18 37.45 3.03
Delisle (°D) -1.54762 59.65 79.46667 32.78 1 670.47 372.48 210.8 99.33
Rankine (°Ra) -28.11389 -135.61208 -218.07556 -89.95617 558.89 1 0.555556 -458.67 -272.59444
Kelvin (K) -28.08214 -135.37875 -217.72 -89.80950 558.22 1.8 1 -457.87 -272.15
Độ F (°F) -9.87302 -1.54167 -13.77778 -5.68333 175.83 460.67 255.93 1 -17.22
Độ C (°C) -8.57143 8.025 0.8 0.33 66.0 493.47 274.15 33.8 1

Bằng cách này, bạn có thể chuyển đổi giữa các đơn vị đo nhiệt độ dễ dàng. Đối với công nghệ hiện đại, việc này càng trở nên thuận tiện với sự hỗ trợ của ứng dụng và công cụ trực tuyến, nơi bạn chỉ cần nhập giá trị và hệ thống sẽ thực hiện quy đổi cho bạn mà không cần phải ghi nhớ công thức.

Bạn có thể xem bài viết của Song Toan (STG)., JSC tại:

Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời với sản phẩm của Song Toàn (STG).1

0/5 (0 Reviews)
Bài viết khác